Search

  • Đăng bài 微信號:pejiahe798

    .– It is not enough to acquire wisdom, it is necessary to employ it - Marcus Tullius Cicero, Đạt được tri thức là không đủ, còn cần phải sử dụng nó

2022年4月25日 星期一

NGOẢNH NHÌN LẠI LOẠT ẢNH Ở ĐÀ LẠT回頭看看當年在大叻市種人參、蓋木房子的照片        

 


Năm đó, một năm thật đẹp của thanh xuân tôi. Gạt bỏ tất cả những lo toan bộn bề nơi Khu công nghiệp đầy khói bụi, tôi đặt chân đến Đà lạt- Thành Phố Ngủ Trong Rừng. 當年是我青春當中最美好的時間。 離開工業園區的一切煩惱,我到了大叻市 (森林中的睡眠之城)。 


Thử trải nghiệm những tháng ngày bình an , sống hoà mình với thiên nhiên.嘗試體驗平靜的日子,與自然和諧相處。


Tôi mua một mảnh đất nông nghiệp nhỏ thuộc Phường 3, Thành phố Đà Lạt. 

我在大叻市的第三坊買了一塊地.




Trên mảnh đất nhỏ đó còn có sẵn những cây hồng (đặc sản của Đà Lạt). 

土地上有了幾棵柿子樹(大叻市的特產)

Tôi cải tạo sơ đất đai để trồng Nhân sâm. 

我改良了土地,種植人參。


Sau đó trồng thêm hoa hồng  然後在仲夏玫瑰花




Tôi làm một căn nhà bằng gỗ nhỏ để tiện nghỉ ngơi và cất dụng cụ làm vườn của mình.

我蓋了一個小木房,便於休息和放一些工具



Mỗi ngày tôi đều chạy xe dọc theo đèo Prenn xuống Đức Trọng để ngắm cảnh.Tiện thể đi uống cafe, 
每天我都騎著摩托車沿著prenn山坡路去德重縣看風景 ,順便去喝咖啡 

Share:

2022年4月22日 星期五

NỘI DUNG CHÍNH CỦA THÔNG TƯ 02/2022/TT-BTNMT號環保法定的 主要內容-是否要做環評變更?

Đây là Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.Thông tư gồm có 7 chương 85 điều và các Phụ lục.

該法令詳細說明了環境保護法實施要求的通知【政府於 2022 年 1 月 10 日頒布的第 08/2022/ND-CP 號】。 . 共有7章、85條和附件。


Chương I. 
Quy định chung.
 
Chương II 
quy định về đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; bảo vệ môi trường nước dưới đất; nguyên tắc và tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất; điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất; mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên; xây dựng, phê duyệt quy chế, kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
加我微信、了解更多:


 
Chương III 
quy định về nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh; nội dung đánh giá môi trường chiến lược; nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường và biên bản họp tham vấn; tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; công khai danh sách hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thời hạn lấy ý kiến phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi; mẫu văn bản, tài liệu, hồ sơ thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và hướng dẫn kỹ thuật cải tạo, phục hồi môi trường; nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định, đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra cấp giấy phép môi trường; mẫu văn bản thực hiện cấp giấy phép môi trường, thu hồi giấy phép môi trường, kiểm tra thực tế quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải; quan trắc chất thải trong quá trình cấp giấy phép môi trường cho cơ sở đang hoạt động; quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở; hồ sơ, thủ tục đăng ký môi trường; tiếp nhận đăng ký môi trường.
 
Chương IV 
quy định về danh mục chất thải nguy hại, danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát và danh mục chất thải rắn công nghiệp thông thường; đơn vị tính khối lượng chất thải; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải; phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường và mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường; khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại và mẫu chứng từ chất thải nguy hại; yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại; đăng ký vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng; tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại; các hoạt động không phải là hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại và không phải cấp phép xử lý chất thải nguy hại; công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình; vận chuyển, xử lý chất thải y tế; thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh trong hoạt động nông nghiệp; quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển; đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; tổ chức đánh giá năng lực thực tế tổ chức đăng ký tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp quy chuẩn đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp; dán nhãn, công bố thông tin, đánh giá sự phù hợp và kiểm tra đối với chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy.
 
Chương V 
quy định về thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thường trực thẩm định; nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; báo cáo về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường tự động, liên tục trước khi công bố thông tin cho cộng đồng; quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí; văn bản thông báo miễn quan trắc định kỳ của dự án, cơ sở; thông báo kết quả quan trắc của dự án, cơ sở vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; yêu cầu chung của hệ thống thông tin môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường; chức năng cơ bản của hệ thống thông tin môi trường; yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin môi trường; yêu cầu về kết nối, chia sẻ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia, bộ, ngành và cấp tỉnh; bảo đảm sự toàn vẹn và tính pháp lý của thông tin, dữ liệu môi trường trong cơ sở dữ liệu môi trường các cấp; thông tin, dữ liệu cơ bản của cơ sở dữ liệu môi trường; dữ liệu danh mục dùng chung của cơ sở dữ liệu môi trường; dữ liệu chia sẻ mặc định của cơ sở dữ liệu môi trường; nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường; xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường và đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường; hình thức, phương thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường; nội dung, hình thức và thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương pháp lập báo cáo hiện trạng môi trường; trách nhiệm và kinh phí lập báo cáo hiện trạng môi trường; tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường; cấu trúc, nội dung báo cáo hiện trạng môi trường; trình, phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường.
 
Chương VI 
quy định về lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường; nội dung kế hoạch phục hồi môi trường; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường; biểu mẫu văn bản về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; quyết định ban hành tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam; đánh giá sản phẩm, dịch vụ đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam; mẫu biểu thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì thải bỏ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu; tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bản kê khai đóng góp tài chính; tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải; mẫu quyết định về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thống kê, theo dõi và công bố nguồn lực chi cho bảo vệ môi trường.
 
Chương VII 
quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ; điều khoản chuyển tiếp; hiệu lực thi hành; trách nhiệm thực hiện. Trong đó, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường chủ trì soản thảo nội dung chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Điều 75); Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo nội dung trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì thải bỏ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (Điều 78 và Điều 79).
 
Bảo vệ các thành phần môi trường, di sản thiên nhiên
 
Về đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt, Thông tư quy định, việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt sông, hồ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ và Điều 82 Thông tư này.
 
Khả năng chịu tải của môi trường nước mặt là khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ theo quy định tại Thông tư sổ 76/2017/TT-BTNMT.
 
Về bảo vệ môi trường nước dưới đất, Thông tư nêu rõ: Việc bảo vệ môi trường nước dưới đất trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/2017/TT- BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưỏng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.
 
Việc quan trắc, giám sát chất lượng nước dưới đất trong hoạt động khai thác nước dưới đất được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
 
Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước dưới đất có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và biện pháp bảo vệ môi trường khác nhằm ngăn chặn việc phát tán chất ô nhiễm vào môi trường nước dưới đất theo quy định về quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn và quy định của pháp luật có liên quan.
 
Về bảo vệ môi trường đất, Nghị định nêu rõ các nguyên tắc và tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trưòng đất cụ thể như sau:
 
(i) Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại trên cơ sở tiêu chí về nguồn ô nhiễm tồn lưu, khà năng lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động;
 
(ii) Việc xác định mức độ ô nhiễm căn cứ vào tống điểm đánh giá của các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này;
 
(iii) Tiêu chí xác định mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất và tính điểm đánh giá các tiêu chí của khu vực ô nhiễm môi trường đất theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
 
(iv) Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo một trong ba mức độ sau: a) Mức độ ô nhiễm khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt dưới 40 điểm; b) Mức độ ô nhiễm nghiêm trọng khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt từ 40 điểm đến 75 điểm; c) Mức độ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi khu vực ô nhiễm có tổng điểm đánh giá các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều này đạt trên 75 điểm.
 
Về điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, Thông tư nêu rõ: Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất thuộc khu vực quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ chất lượng môi trường đất, điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất, phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định tại Mầu sổ 02, Mãu số 03 và Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
 
Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổng hợp và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng do lịch sử để lại hoặc không xác định được đoi tượng gây ô nhiễm theo quy định tại Mầu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
 
Việc xây dựng, phê duyệt quy chế, kể hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được thực hiện như sau:
 
a) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy chế, kế hoạch theo mẫu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và tố chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; 
 
b) Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo quy chế, kế hoạch, trình úy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành. Hồ sơ trình ban hành quy chế, kế hoạch bao gồm: tờ trình, dự thảo quyết định ban hành quy chế, kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo quy chể, kể hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan;
 
c) Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, dự thảo quy chế, kế hoạch phải được gửi lấy ý kiến của ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới diện tích thuộc di sản thiên nhiên, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và hoàn thiện, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
 
d) Đối với di sản thiên nhiên đã có quy chế, kế hoạch, phương án quản lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn 06 tháng.
 
Nội dung quy chế quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
 
Nội dung kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định tại Mẩu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn của kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là 05 năm.
 
Cơ quan được giao quản lý di sản thiên nhiên có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế, ké hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy chế, kế hoạch kết quả thực hiện quy chế, kế hoạch trong báo cáo công tác quản lý di sản thiên nhiên; cập nhật kết quả thực hiện vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.
 
Thông tư cũng quy định về mẫu biểu đề nghị thẩm định, báo cáo dự án xác lập và báo cáo điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên.


 
Phân loại chât thải và kiểm soát ô nhiễm
 
Tại Thông tư cũng quy định về danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiếm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường cũng như yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;...
 
Theo đó, về danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiếm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường, Thông tư quy định rõ:
 
Danh mục chất thải bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường và mã chất thải được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
 
Việc phân loại chất thải thực hiện theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều này; việc phân định chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại. Trường hợp chất thải công nghiệp phải kiểm soát chưa được phân định thì được quản lý như chất thải nguy hại; trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật đối với một số tính chất và thành phần nguy hại nhất định thì áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.
 
Chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất (ký hiệu là TT-R) theo Danh mục chất thải quy định tại khoản 1 Điều này.
 
Về đơn vị tính khối lượng chất thải cụ thể như sau: Khối lượng chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là ki-lô-gam (viết tắt là kg).
 
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, biên bản giao nhận và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là tấn.
 
Về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Thông tư nêu rõ: 
 
Điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt: được bố trí bảo đảm kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý; bán kính phục vụ thu gom tại hộ gia đình, tổ chức, cá nhân và khoảng cách an toàn môi trường thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
 
Điểm tập kểt phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải có dung tích phù hợp với thời gian lưu giữ, bảo đảm không rò rỉ nước ra môi trường; thực hiện vệ sinh, phun khử mùi sau khi kết thúc hoạt động; điểm tập kết hoạt động trong thời gian từ 18 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau phải có đèn chiếu sáng;
 
Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng phải bổ trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành để phục vụ nhu cầu thải bỏ chất thải rắn sinh hoạt của tất cả người dân sinh sống tại khu đô thị mới, chung cư, tòa nhà văn phòng đó;
 
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể bố trí điểm tập kết theo quy định tại điểm b khoản này hoặc có thể lưu chứa trong thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt;
 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xác định vị trí, thời gian tập kết, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại điểm tập kết phù hợp; bảo đảm an toàn giao thông; hạn chế tối đa hoạt động vào giờ cao điểm.
 
Trạm trung chuyến chất thải rắn sinh hoạt: Thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan; Trạm trung chuyển cổ định đầu tư mới tại các khu vực nội thành đô thị loại I và đô thị loại đặc biệt phải sử dụng công nghệ tự động, hiện đại và phù hợp với điều kiện từng địa phương; Khuyển khích sử dụng công nghệ trạm trung chuyển ngầm, bán ngầm hoặc ngầm hóa một số hạng mục công trình tại đô thị nhằm tiết kiệm diện tích sử dụng đất nhưng phải có thiết kế bảo đảm mỹ quan đô thị và không gây ô nhiễm môi trường; Bảo đảm kểt nối đồng bộ với hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương; Phải có khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phân loại tại nguồn, chất thải rắn cồng kềnh và các trang thiết bị thu gom, vận chuyển; có khả năng lưu giữ chất thải nguy hại sau khi chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trạm trung chuyển tại các đô thị phải bố trí khu vực tiếp nhận chất thải có đủ diện tích cho phương tiện dừng chờ đổ chất thải; bảo đảm khép kín để hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng; Trang bị các hệ thống, thiết bị cân; vệ sinh và phun xịt khử mùi phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển; hệ thống camera giám sát; hệ thống, phần mềm để theo dõi, cập nhật khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và phương tiện thu gom, vận chuyển ra, vào trạm trung chuyển; ủy ban nhân dân các cấp xác định vị trí, thời gian hoạt động và quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển.
 
Thông tư quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó phương tiện cơ giới vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải dáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải. Xe chuyên dụng cuốn ép chất thải rắn sinh hoạt phải có thiết bị lưu chứa nước rỉ rác.
 
Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, rò rỉ nước rỉ rác, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển; phải vệ sinh, phun xịt khử mùi trước khi ra khỏi khu vực trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
 
Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm không rơi vãi chất thải, rò rỉ nước ra môi trường trong quá trình hoạt động.
 
Thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ và không ngấm, rò rỉ nước rác, phát tán chất thải, mùi ra môi trường.
 
Việc áp dụng các mô hình, công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, thân thiện môi trường và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động thu gom, vận chuyến chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 
Thông tư quy định cụ thể về tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
 
Về công nghệ: Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ khác, xử lý các loại chất thải rắn khác nhau; có khả năng mở rộng công suất, thu hồi năng lượng, xử lý các chất thải thứ cấp; mức độ phù hợp về quy mô xử lý;
 
Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị; tỷ lệ xử lý, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; mức độ tiên tiến của công nghệ xử lý; độ bền của thiết bị, dây chuyền công nghệ; xuất xứ của các trang thiết bị; tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị;
 
Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành công, đạt tiêu chuấn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam và được cơ quan có thấm quyền đánh giá, thẩm định theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ; công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
 
Về môi trường và xã hội: Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Tiết kiệm diện tích sử dụng đất; Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lưọng trong quá trình xử lý; Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị.
 
Về kinh tế: Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa phương hoặc không vượt quá mức chi phí xử lý được cơ quan có thẩm quyền công bố; Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải; Tiềm năng và giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý; Nhu cầu thị trường; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng; Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
 
Tại Thông tư cũng quy định cụ thể về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải...
 
Không phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân
 
Về đánh giá thủ tục hành chính, Khoản 5 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định “đăng ký, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng”. 
 
Các thủ tục hành chính về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi trong khai thác khoáng sản cấp giấy phép môi trường đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư quy định chi tiết biểu mẫu thủ tục hành chính được Luật, bao gồm: Các mẫu về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM; báo cáo ĐTM; Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM); Các mẫu về phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (Văn bản đề nghị thẩm định phương án; Nội dung phương án; Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định phương án); Mẫu Giấy phép môi trường.
 
Việc quy định các mẫu biểu này không làm thay đổi các bước thực hiện thủ tục hành chính; không phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân; đồng thời tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
 
Về Điều khoản chuyến tiếp, Thông tư nêu rõ: Các mã chất thải nguy hại số 01 04 07, 02 05 01, 03 01 08, 03 02 08, 03 03 08, 03 04 08, 03 05 08, 03 06 08, 03 07 08, 04 02 04, 10 02 03, 12 06 06, 12 06 07, 12 06 08, 12 07 05 tại Danh mục mã chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại được thay thế bằng mã chất thải nguy hại số 12 06 05 quy định tại Mau số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
 
Cơ sở đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại có các mã chất thải nguy hại quy định tại khoản 1 Điều này trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được sử dụng các mã chất thải nguy hại này và được phép chuyển giao cho cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp phép xử lý mã chất thải nguy hại số 12 06 05 cho đến khi được cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường.
 
Cơ sở đã được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại (giấy phép môi trường thành phần) có các mã chất thải nguy hại quy định tại khoản 1 Điều này trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thu gom, xử lý các mã chất thải nguy hại này và mã chất thải nguy hại số 12 06 05 cho đến khi giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải nguy hại sử dụng mã chất thải nguy hại số 12 06 05 cho các mã chất thải quy định tại khoản 1 Điều này.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022.
 
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các thông tư sau hết hiệu lực thi hành: Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thấm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận; Thông tư số 22/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường trong sử dụng dung dịch khoan; quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí trên biển; Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường; Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường; Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thu hồi, xử lý sản phấm thải bỏ; Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thỉ hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
 
Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, mục 2.2.1 của QCVN 36:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển ban hành kèm theo Thông tư số 42/2010/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hết hiệu lực thi hành.


Share:

2022年4月12日 星期二

TĂNG 6% LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ 1/07/2022 自2022/07/01日起越南區域員工薪資調漲(6%)


Trưa ngày 12 /04/2022, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.

2022年4月12日中午,越南國家工資委員會已決定自2022年7月1日起將地區最低工資提高6%的提案並提交政府核准.

Với mức đề xuất này, lương tối thiểu vùng ở 4 vùng (nếu được Chính phủ thông qua) sẽ lần lượt tăng thêm như sau: Vùng I tăng thêm 260.000 đồng, Vùng II tăng thêm 240.000, Vùng III tăng thêm 210.000 đồng, Vùng IV tăng thêm 180.000 đồng.

根據該提案,四個地區的地區最低工資(如果政府批准)將分別提高如下:第壹區將增加 260,000 越南盾,第貳區將增加 240,000 越南盾,第叁區將增加 210,000 越南盾,第肆區將增加 180,000 VND.

Cụ thể như sau 具體如下: 

Vùng I    第壹區:   4.600.000 vnd

Vùng II   第貳區:   4.130.000 vnd

Vùng III 第叁區:    3.670.000 vnd

Vùng IV 第肆區:3.330.000 vnd

加我微信、了解更多:



Share:

2022年4月11日 星期一

KIỂM TRA PCCC CÔNG TY MỚI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP 越南消防局進行消防檢查的主要內容

 







在越南的消防定期檢查和全面檢查的主要內容是:

BIÊN BẢN KIỂM TRA

VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ

Việc kiểm tra  định kỳ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

消防定期檢查摘要

Phần trình bày của cơ sở 公司介紹:

Ngành nghề sản xuất: 

GiGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ........do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ..........cấp;  đăng ký lần đầu ngày ...........-         

提供投資執照信息

-        Ngành nghề sản xuất 經營範圍:

HiHiện tại công ty đang trong quá trình lắp ráp dây chuyền sản xuất, chưa đi vào hoạt động sản xuất.

-         狀況:目前,公司正在安裝設備過程中,未投入生產。

  加我微信、了解更多:



Kiểm tra hồ sơ 資料檢查:

1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy

- Tại thời điểm kiểm tra công ty đã ban hành nội quy về PCCC theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật PCCC. 

1.     消防安全規定及流程,消防指引文件及基地領導頒布之決定:

-在檢查時,公司已按法規頒佈消防安全規定

2.     2. Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở

-  Công ty đã vẽ sơ đồ bố trí lối thoát nạn tại các nhà xưởng theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

可發生事故及工傷危機的工藝技術系統之佈置圖, 可發生工傷區域之佈置圖:

-在工廠內已佈置逃生門

  3. Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở

 成立消防隊伍之決定函,消防及救護人員工作分配清單,成立消防隊伍組織架構圖:

- Công ty đã có quyết định về việc thành lập Đội PCCC cơ sở gồm 25 thành viên theo quy định tại Điều 32 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014.

- 公司已成立消防隊伍,共25名消防員。

- Công ty đã kế hoạch tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho đội PCCC cơ sở vào tháng 12/2020 theo quy định tại Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.

- 公司已定出消防培訓計劃,預計在202012月落實

4. Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy:

已核准的消防方案,消防公安的消防方案,消防演練報告:

- Cơ sở đang xây dựng phương án chữa cháy cơ sở theo mẫu quy định tại Điều 12 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.

-公司正在按法規建立消防方案

- Cơ sở đã có kế hoạch tổ chực thực tập phương án chữa cháy định kỳ hàng năm vào tháng 12/2020 theo quy định.

- 公司已定出消防培訓計劃,預計在202012月落實

5. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

公司消防檢查記錄表,

- Cơ sở đã có quy định về việc kiểm tra an toàn PCCC định kỳ, đã lập biên bản tự kiểm tra an toàn PCCC theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. 

-公司已執行政府於 2014 7 31 號頒布第79/2014/ND-CP 的第七條(對電氣系統,逃生條件,消防系統進行檢查)

6. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy

公司消防隊伍培養,專業培訓級宣傳工作的跟踪表:

- Cơ sở đã lập sổ theo dõi phương tiện về PCCC theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA.

-公司已建立消防設施跟蹤表

- Cơ sở đã lập sổ theo dõi công tác tuyên truyền, huấn luyện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA.

-公司已建立專業培訓級宣傳工作的跟踪表

7. . Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

公司火災爆炸責任保險投保工作(火災爆炸責任保險證書):

- Cơ sở đã tham gia mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của Công ty bảo hiểm Fubon theo quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ. Thời hạn Bảo hiểm: Từ ngày 21/9/2020 đến ngày 21/9/2021.

-公司已按法規投保,保險期限:.../.../... - .../.../...

8. 8. Giấy chứng nhận thẩm duyệt và văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC.

消防設計審核意見表及消防驗收核准函:

Tại thời điểm kiểm tra công ty xuất trình được giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số ........-PCCC do Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh........ cấp ngày  .../.../...

-公司已提供消防設計審核意見表

- Tại thời điểm kiểm tra công ty chưa xuất trình được văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC.

-未提供消防驗收核准函

Kiểm tra thực tế 實際檢查:

1. 1. Việc niêm yết nội quy an toàn PCCC

消防安全規定的公佈:

- Cơ sở đã niêm yết nội quy an toàn tại những nơi dễ thấy để mọi người trong cơ sở biết và chấp hành theo quy định tại khoản 5, Điều 5 Thông tư số 66/2014/TT-BCA.

-公司已將消防安全規定掛在容易看到的位置

2. Các điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy

內部交通及消防水源的條件:

- Bể nước chữa cháy bảo đảm khối tích theo xây dựng.

-消防水池保證建築消費需求的條件


3.
Lối thoát nạn:

逃生路線:

- Hàng hóa sắp xếp gọn gàng không cản trở cửa thoát nạn tại nhà xưởng sản xuất.

貨物擺放整齊,不擋住逃生路線

Tại thời điểm kiểm tra đèn chiếu sáng sự cố tại hoạt động tốt đảm bảo theo mục 10 TCVN 3890-2009.

-緊急照明系統正常,保證法規要求

4.Hệ thống báo cháy tự động 自動報警系統:

- Cơ sở đã được trang bị hệ thống báo cháy tự động, tại thời điểm kiểm tra trung tâm báo cháy lắp đặt tơi nơi có người thường trực 24/24h, đã niêm yết nôi quy, quy trình sử dụng hệ thống báo cháy tự động.

-公司已裝置消防報警系統,消防報警中心已連到24小時待命人員的地方,已公佈自動報警系統操作流程

5. Việc trang bị phương tiện chữa cháy khác của cơ sở

消防設施,工具配備情況:

- Nhà máy được trang bị hệ thống chữa cháy vách tường, sử dụng 01 trạm bơm mỗi trạm bơm gồm: 02 máy bơm chữa cháy động cơ Diesel, 02 máy bơm điện, 02 máy bơm bù áp.

- 公司配備牆壁救火系統,1間消防水站,包括:兩台柴油發動機式消防水泵,兩台電動消防水泵,兩台加壓泵

- Công ty có trang bị 600 bình chữa cháy các loại, tại thời điểm kiểm tra cơ sở có gắn thẻ kiểm tra, các bình chữa cháy hoạt động bình thường.

 -公司配備600瓶滅火器。檢查時候,滅火器有掛上檢查卡,正常使用狀態。

6. Hệ thống điện 電氣系統:

- Tại thời điểm kiểm tra các thiết bị đóng ngắt có hộp bảo vệ chống bụi, ẩm,  dây dẫn  được đi trong ống bảo vệ.

-公司的電力線已配備套管,所有開關有裝上防塵外盒

Hướng dẫn an toàn PCCC 消防安全指導

1. Công ty phải xuất trình được văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC theo quy định (Đảm bảo công trình được tổ chức nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào hoạt động theo quy định tại Điều 16 Luật PCCC).

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày .../.../...

公司要在.../.../...之前提供消防驗收核准函

2. Người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quy định, tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

公司代表人負責經常對消防安全進行定期和突出檢查

3. Trang bị đảm bảo số lượng bình chữa cháy theo quy định 50m2/01 bình,   Thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện PCCC định kỳ theo quy định tại TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.

按法規配備足夠的滅火器,每50m2/

4.  Công ty có trách nhiệm thống kê, báo cáo về PCCC theo quy định tại điều 4 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.

公司負責按法規統計和報告消防安全情況

5. Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho đội PCCC cơ sở và lập sổ theo dõi theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an.

加強宣傳和組織消防安全培訓活動

6. Không được làm thêm mái che, mái nối trên đường giao thông nội bộ đảm bảo theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”.

不得在內部通道增加蓋子

7. Thực hiện việc thẩm duyệt lại khi có thay đổi về công năng, tính chất sử dụng, cải tạo mở rộng các hạng mục công trình trong quá trình sử dụng, hoạt động theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

當建築變更時要重新申請核准

8. Công ty lập hồ sơ theo dõi, quản lý công tác cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 08/2018/TT-BCA của Bộ Công an.

公司要建立消防事故,救護台賬

9. Nghiêm cấm hút thuốc trong khu vực có quy định cấm, quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy theo Điều 14 Luật PCCC năm 2001.

禁止在禁止抽煙區域內抽煙,徹底管理易燃物,人員,

10.    Liên hệ với đơn vị chuyên môn về ngành điện kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống điện, đánh giá tình trạng hệ thống điện hiện đang sử dụng (yêu cầu phải có bản vẽ hiện trạng hệ thống điện), trong quá trình hoạt động thường xuyên thực hiện kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, không phát sinh thêm các thiết bị tiêu thụ điện, đảm bảo không để ngắn mạch (chập điện), quá tải xảy ra gây cháy; hết giờ làm việc hàng ngày phải kiểm tra việc ngắt điện đối với từng khu vực. Hệ thống điện phải bảo đảm theo yêu cầu tại TCVN 9208-2012 “Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp”; Điều 11 QCVN 01:2013/ BCT và các quy phạm trang bị điện.

聯繫專業單位檢查電氣系統(具有電氣系統設計圖),經常對電氣系統及設備進行檢查和維護保養

11.    Hết giờ làm việc hàng ngày phải kiểm tra việc ngắt điện đối với từng khu vực, nhà xưởng không cần thiết và định kì hàng tháng phải tổ chức làm vệ sinh công nghiệp đối với các máy móc sản xuất, các dây dẫn điện, ổ cắm điện, vách nhà xưởng theo quy định.

每天下班時要檢查每個分廠不需要的設備是否已停電每個月要定期對工業設備及電纜系統插座進行搞衛生

Ý kiến của cơ sở 公司建議:

Công ty cam kết thực hiện nghiêm các hướng dẫn an toàn PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC và theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình hoạt động do không tuân thủ các quy định pháp luật về công tác PCCC và để xảy ra cháy nổ, cơ sở xin chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

-公司擔保嚴格執行消防公安指導內容若在運營過程中由於不遵守消防規定導致發生著火爆炸公司將負起法律責任




Share:
技術提供:Blogger.

Fanpage